SEA Change: The New Wave of Optimism in Southeast Asia
  • Phát triển doanh nghiệp của tôi
    • Tìm kiếm cơ hội mới
    • Mở rộng ra nước ngoài

Thay đổi ở Đông Nam Á: Làn sóng lạc quan mới ở Đông Nam Á

  • Bài viết

Lạc quan về triển vọng kinh tế của ASEAN chưa bao giờ cao hơn thế. 46% các nhà lãnh đạo lạc quan về nền kinh tế toàn cầu, trong đó nhiều người đang nhìn vào ASEAN để tìm kiếm các cơ hội mới.

Khi đại dịch toàn cầu tăng tốc vào năm 2020, triển vọng của các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có vẻ ảm đạm. Với việc các doanh nghiệp đóng cửa và chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng căng thẳng, các khoản đầu tư vào khu vực dường như chắc chắn sẽ chững lại.

Các nền kinh tế của Đông Nam Á đã thực sự lúng túng sau thời gian là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trước Covid-19. Theo các chuyên gia kinh tế của HSBC, các nước như Philippines và Thái Lan sẽ không trở lại mức GDP trước khủng hoảng cho đến sớm nhất là cuối năm 2022.

Mặc dù vậy, sự lạc quan của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế của khu vực đang ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang rất hào hứng. Theo nghiên cứu mới nhất của Bloomberg Media về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khoảng 46% các nhà lãnh đạo lạc quan về nền kinh tế toàn cầu, cao hơn so với trước đại dịch14. Nhiều người trong số họ đang nhìn vào ASEAN để tìm kiếm những cơ hội mới.

“Là một khối, Đông Nam Á có 660 triệu người, trở thành tập hợp người tiêu dùng lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ,” Ông Joseph Incalcaterra, Giám đốc, Chuyên gia Kinh tế Trưởng về ASEAN, Châu Á Thái Bình Dương của HSBC cho biết. “Một số thỏa thuận thương mại đã được giao kết trong khu vực trong những năm gần đây, mở ra cho thị trường này tiềm năng đầu tư to lớn, tuy nhiên nhiều người Đông Nam Á vẫn chưa tham gia hệ thống tài chính và thương mại chính thức, đây là điều mà nhiều nhà đầu tư coi là cơ hội chưa được khai thác trong tương lai khi khu vực trở nên thịnh vượng hơn.”

Là một khối, Đông Nam Á có 660 triệu người, trở thành tập hợp người tiêu dùng lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ

Joseph Incalcaterra | Giám đốc, Chuyên gia Kinh tế Trưởng về ASEAN, Châu Á Thái Bình Dương, HSBC

Một điểm sáng tạm thời

Các nước đang phát triển ở châu Á là những nước có tăng trưởng đầu tư nước ngoài duy nhất của thế giới vào năm 2020, chiếm hơn một nửa toàn cầu theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2021 của UNCTAD.1 Và mặc dù vốn FDI vào Đông Nam Á giảm mạnh 25%, tỷ trọng trong FDI toàn cầu của khu vực tăng từ 11,9% năm 2019 lên 13,7% năm 2020.

FDI giảm là một điểm sáng tạm thời. Dòng vốn đổ vào khu vực đã nhanh chóng hồi sinh. Dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Đông Á và Đông Nam Á tăng 25% trong nửa đầu năm 2011,2 và khu vực này một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu, khẳng định quan điểm của UNCTAD rằng ASEAN là “động lực tăng trưởng FDI toàn cầu trong thập kỷ qua.”

Nửa đầu năm 2021 đã diễn ra các thương vụ trị giá 101,6 tỷ USD,3 được thúc đẩy bởi các thương vụ lớn trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông liên quan đến các công ty đã trở thành những cái tên quen thuộc trong khu vực, chẳng hạn như Grab và Gojek. Sự hồi sinh trong sáu tháng đó đã đánh bại tất cả các số tổng hàng năm trước đó.

Phần lớn sự phấn khích đó đều xoay quanh sự phát triển bùng nổ nền kinh tế số của khu vực. Các nước ASEAN đã nhiệt tình đón nhận lối sống kỹ thuật số; đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, kích hoạt cái được báo cáo tổng hợp 2020 của Bain, Temasek và Google mô tả là “bùng nổ áp dụng kỹ thuật số trong thời gian dài và trên quy mô lớn”.

Khoảng 40 triệu người dùng Internet đã lên mạng lần đầu tiên vào năm 2020, nâng tổng số người dùng Internet của khu vực lên 400 triệu người.4 Cuộc khảo sát cho thấy, cứ ba người tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số vào năm ngoái thì có một người là người mới và 90% trong số những người dùng mới đó sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ kỹ thuật số.

Thương mại điện tử bùng nổ. Khu vực này đã có thêm 70 triệu người mua sắm trực tuyến mới trong thời kỳ đại dịch và chi tiêu ròng được dự báo sẽ tăng từ 283 USD/người vào năm 2020 lên 381 USD/người vào năm 2021, và tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 14%/năm.5

Sắp sửa bùng nổ

Theo đó, Đông Nam Á đang nhanh chóng trở thành mảnh đất màu mỡ của các kỳ lân, nhiều công ty trong số đó thuộc lĩnh vực công nghệ, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Từ Akulaku của Indonesia cho đến Advance Intelligence Group của Singapore và Mynt ở Philippines, những thương vụ định giá lên tới một tỷ đô-la vốn từng rất hiếm hoi đang dần trở nên phổ biến hơn, và hầu hết các công ty đa quốc gia với công nghệ đám mây và trung tâm dữ liệu lớn nhất đang thiết lập hoặc đã vận hành các trung tâm dữ liệu trong khu vực để đón đầu sự bùng nổ sắp tới.

Khu vực này cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2020,6 cũng như một trung tâm chuỗi cung ứng không thể thiếu cho các công ty đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Thương mại với Hoa Kỳ và EU chiếm gần 20% xuất khẩu của ASEAN, trong khi hoạt độngthương mại trong khu vực cũng đang phát triển mạnh. Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào năm 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy FDI và hội nhập kinh tế.

Các cơ hội phụ trợ cũng xuất hiện khi các quốc gia ASEAN trở nên giàu có hơn. Chẳng hạn, chi phí chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ tăng 75% từ năm 2020 lên tới 740 tỷ USD vào năm 2025.7 Đằng sau sự tăng trưởng đó là dân số già hóa— hơn 1/5 dân số trong khu vực sẽ trên 60 tuổi vào năm 2050—và cùng với đó là tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm. Trong khi ngành du lịch y tế ở một số quốc gia trong khu vực đang trong giai đoạn bùng nổ, thu nhập bình quân tăng cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

Đại dịch, cùng với tỷ lệ sử dụng thiết bị di động cao và trình độ chăm sóc sức khỏe tại địa phương thấp, đang tạo ra cơ hội đáng kể để đầu tư vào các dịch vụ y tế tư nhân và trực tuyến. Các công nghệ về sức khỏe và y tế—đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật số—có thể đưa ra các lựa chọn điều trị hiệu quả về chi phí và chất lượng cao. Việc cung cấp và nhân rộng các giải pháp đó đòi hỏi phải đầu tư.

Giáo dục cũng tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới. Trong khi ASEAN đã có những cải thiện đáng kể về tỷ lệ giáo dục tiểu học trong thập kỷ qua,8 nhiều người kém may mắn đã bị bỏ lại phía sau. Tỷ lệ tham gia giáo dục đại học tụt hậu so với các quốc gia và khu vực phát triển hơn như châu Âu và Hoa Kỳ9. Đại dịch đã mở ra cơ hội để thu hẹp khoảng cách thông qua sự tương giao giữa giáo dục và công nghệ trong bối cảnh khả năng kết nối ngày càng tăng.

Thành công không đến dễ dàng. Mặc dù có nhiều đổi mới về EdTech trên toàn khu vực, mức độ rất không đồng đều, và thường phục vụ nhóm người tiêu dùng thu nhập cao. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như thiết bị, kết nối, điện trong trường học là rất quan trọng. Nhưng điều này nên được đưa vào một chiến lược rộng lớn hơn về cách sử dụng công nghệ hiệu quả để nâng cao kết quả học tập.10 Quyền lợi đó sẽ mang lại lợi ích cho người học và sinh lời cho nhà đầu tư.

Một nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân gần đây đã cho rằng ASEAN sắp sửa chứng kiến sự ra đời của một kỳ lân EdTech đầu tiên khi nhu cầu về giáo dục trực tuyến chất lượng tăng lên.11 Ruangguru của Indonesia là một trong nhiều ví dụ đầy triển vọng. Công ty tự hào có hơn 22 triệu người dùng, và gần đây đã thành công nhận được khoản đầu tư trị giá 50 triệu USD từ Tiger Global,12 và đã thu hút được mức đầu tư cao.13 Có những cơ hội xuất hiện từ đó.

Yếu tố về khả năng phục hồi

Theo nghiên cứu về FDI của Bloomberg Media, các công ty nước ngoài đầu tư vào ASEAN vì ba lý do chính: mở rộng thương mại (74%), năng lực công nghệ (70%) và tiết kiệm chi phí (70%). Nhưng cũng có những lý do sâu xa hơn.

Khả năng phục hồi đã trở thành một trong những khẩu hiệu của nền kinh tế trong đại dịch và đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội toàn cầu, ưu tiên của họ đã thay đổi. Hiện nay, theo khảo sát về FDI của Bloomberg Media, 85% nhà đầu tư cho biết khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp là một thành phần quan trọng trong các quyết định của họ, trong khi 83% coi cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng.

Điểm mấu chốt không còn chỉ là điểm mấu chốt. Các nhà đầu tư muốn dành nguồn vốn của họ cho các quốc gia đã vươn lên mạnh mẽ trong đại dịch và họ biết rằng nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp khác, các nền kinh tế này đủ khả năng để chống chọi với tình thế căng thẳng. Cho đến nay, các nhà đầu tư đã dành nhiều niềm tin cho cho hầu hết các nền kinh tế ASEAN.

Được soạn thảo với sự hợp tác của Bloomberg Media Studios

HSBC có thể giúp được gì

Tìm hiểu về HSBC tại ASEAN

Quý vị muốn mở rộng kinh doanh sang ASEAN?

woman accessing HSBC business banking helpdesk using desktop computer

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp