• Quản lý dòng tiền
    • Kích hoạt tăng trưởng

Lý do nên đầu tư vào các thành phố thông minh

  • Bài viết

Từ Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam cho đến Banyuwangi ở miền Đông Indonesia, một sự chuyển dịch đang diễn ra lặng lẽ trên khắp Đông Nam Á, kéo theo sự thay đổi của một số thành phố phát triển nhanh nhất thế giới.

Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN) là một sáng kiến đã được ấp ủ từ lâu. Với sáng kiến này, hội nhập kinh tế khu vực mang lại những cơ hội mới cho hoạt động đầu tư kinh doanh và thương mại khi các thành phố phát triển nhanh có thể trở nên quá tải trong quá trình hiện đại hóa.

Tất cả 26 thành phố trong mạng lưới ASCN đều đang triển khai các kế hoạch hành động cụ thể của mình và chia sẻ thành quả với nhau. Điều này tạo ra tiền đề cho việc triển khai các sáng kiến một cách nhanh chóng trên toàn khu vực, từ cải thiện hoạt động quản lý giao thông cho đến nâng cao hiệu quả hệ thống cung cấp nước khi Chính quyền các Thành phố và doanh nghiệp có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Tan Chee Haw, Giám đốc phụ trách Dự án Thành phố Thông minh của Singapore, xác định ba nhiệm vụ chính của ASCN là tạo ra cơ hội kinh doanh trong nền tảng kinh tế kỹ thuật số, tăng quyền kiểm soát dịch vụ đô thị cho người dân và đảm bảo rằng các lợi ích từ quá trình phát triển đô thị sẽ được chia sẻ và lan rộng.

Giáo sư Greg Clark, Cố vấn cấp cao của HSBC về Đô thị Tương lai & Lĩnh vực mới, cho rằng khu vực Đông Nam Á mới với trọng tâm là các đô thị mang đến một trong những cơ hội đầu tư tốt nhất trên toàn thế giới. Nhu cầu về “đô thị hóa tốt” với các giải pháp đô thị hiệu quả và được quản lý tốt tại Đông Nam Á có thể thúc đẩy năng suất lao động, giảm dấu chân carbon, nâng cao mức sống và sự hài lòng của người dân.

Theo giáo sư Clark, quá trình này diễn ra ở Đông Nam Á nhanh gấp bốn lần so với các nước phương Tây. Như vậy, Đông Nam Á cần phải đầu tư và quản lý chủ động hơn so với các khu vực khác. Ông cho rằng “Dân số Đông Nam Á đang tăng nhanh, ngày càng có nhiều người gia nhập ‘tầng lớp tiêu dùng’, thể hiện sự liên kết rõ ràng giữa dịch chuyển xã hội và đô thị hóa. Các nước ASEAN có cách quy hoạch đa dạng và khác biệt về nền tảng quản trị, công nghệ và đầu tư, vì vậy việc tiến hành thử nghiệm các sáng kiến và phương pháp mới là cần thiết, không nhất thiết làm theo khuôn mẫu”.

Nhờ các thành phố này, ASEAN sẽ thực hiện được cam kết của mình. Không chỉ là một khu vực mậu dịch thành công, ASEAN còn xây dựng được một mạng lưới các quốc gia đang nỗ lực cải thiện cuộc sống cho mọi người dân. Mục tiêu này đòi hỏi sự trao đổi các công cụ và ý tưởng trên quy mô rộng hơn.

GIÁO SƯ GREG CLARK

Giải pháp vượt trội đáp ứng thách thức mới

Thỏa thuận ASCN chia sẻ các ý tưởng về đô thị thông minh, tuy nhiên các ý tưởng này sẽ được thực hiện một cách riêng biệt tùy vào từng địa phương. Thỏa thuận này nhấn mạnh các dự án khả thi có thể được chuyển giao cho các nhà đầu tư và nhà cung cấp tư nhân. Theo đó, 26 thành phố thông minh trong mạng lưới ASCN đã đề xuất các dự án ưu tiên của mình, từ hệ thống giao thông công cộng không sử dụng tiền mặt ở Jakarta cho đến dự án quản lý nước tích hợp ở thành phố Johor Bahru của Malaysia.

Một chương trình tích hợp khác chính là kế hoạch kêu gọi đầu tư 53 tỷ đô-la vào 210 dự án về cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, du lịch và thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch này phản ánh sức ép lên nguồn vốn thương mại của Việt Nam khi Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đô thị phát triển nhanh nhất khu vực. Các dự án ưu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Điều hành Thông minh và Trung tâm Ứng phó Sự cố Khẩn cấp Tích hợp. Thành phố cam kết triển khai một sáng kiến toàn diện nhằm đảm bảo dữ liệu minh bạch hơn, từ đó cho phép các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp ứng phó với các thách thức đô thị như ùn tắc giao thông.

Các thành phố đang thực hiện điều này vì lợi ích của chính mình

Giáo sư Clark cho rằng thách thức đối với doanh nghiệp chính là hiểu được việc các đô thị hiện nay thường học hỏi trực tiếp lẫn nhau thay vì thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền trung ương - và các doanh nghiệp ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo này. Các doanh nghiệp cần phải hòa mình vào quy trình này và nhận thức được rằng các thành phố có quy mô diện tích nhỏ hơn với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối kém chuyên nghiệp hơn vẫn sẽ mang lại nhiều triển vọng tốt về đầu tư và thương mại sau này.

Giáo sư Clark cho rằng việc đẩy mạnh quá trình tích hợp các dịch vụ đô thị, ví dụ như tích hợp dịch vụ giao thông vận tải với bất động sản, du lịch với giáo dục, y tế với nhà ở hoặc quản lý chất thải với dịch vụ cấp nước, chính là cơ hội để các doanh nghiệp Đông Nam Á cắt giảm chi phí và cải thiện dịch vụ của mình.

Ví dụ, Thành phố Phuket ở Thái Lan đang triển khai một dự án tích hợp thú vị để ứng phó với tình trạng số lượng du khách gia tăng. Là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á, Phuket sẽ thu thập dữ liệu về hành vi ứng xử của du khách từ Wi-Fi, các thiết bị cảm biến internet vạn vật (IoT), vòng đeo tay, GPS, các mạng xã hội, sau đó sử dụng các dữ liệu này để thu gom rác thải, tăng cường bảo mật và xác định hành vi tiêu dùng của du khách một cách chính xác hơn. Để thực hiện mục tiêu này, Phuket đang tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật về phân tích dữ liệu, kinh doanh thông minh, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, cũng như chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý dữ liệu và nền tảng chuỗi khối (blockchain).

Một yếu tố thương mại quan trọng khác để hình thành mạng lưới ASCN chính là nguồn vốn viện trợ phát triển từ các nước bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Úc - là các nước tham gia vào quá trình xây dựng ý tưởng dựa vào kinh nghiệm thiết kế đô thị của chính mình. Nguồn vốn viện trợ này là kênh đầu vào dành cho các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những tiêu chí ưu tiên của các nước viện trợ.

Giáo sư Clark cũng cho rằng các thành phố có thể đã chọn ra các dự án trọng điểm, tuy nhiên, họ sẽ cần tới sự giúp đỡ của các doanh nghiệp khi thiết kế và xác lập ngân sách cho quá trình triển khai cũng như mở rộng quy mô. Tháng 4 vừa qua, HSBC đã trình bày trước các Bộ trưởng Tài chính ASEAN một loạt các khuyến nghị phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm đề xuất xây dựng Mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị với mục tiêu đào tạo cho quan chức của các thành phố để phát triển các dự án thành phố thông minh bền vững và đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa cơ hội này

Bước đầu tiên để các doanh nghiệp có thể tận dụng được cơ hội mới này chính là xem xét các dự án đa dạng được đề xuất bởi các thành phố trong mạng lưới ASCN và quyết định xem khả năng và giải pháp của mình phù hợp và cần thiết nhất cho dự án nào. Ví dụ, Thành phố Davao ưu tiên tăng cường an toàn công cộng thông qua hệ thống giám sát thông minh, thu thập và đánh giá dữ liệu hiệu quả hơn và cải thiện giao thông đô thị bằng giao thông thông minh. Điều này tạo ra cơ hội cho các tổ chức quy mô trung bình trong khu vực ASEAN với nguồn lực cung cấp chuyên môn về công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ bảo mật hoặc vận tải hoặc các dịch vụ tư vấn liên quan.

Giáo sư Clark cho rằng sau khi đã xác định được các dự án phù hợp nhất với mình, các doanh nghiệp nên tham quan các thành phố này để xem xét kế hoạch tài trợ dự án cũng như xây dựng mạng lưới thông tin liên hệ. Dự án thành phố thông minh hiện đang là một phần trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp của ASEAN với quan chức của các thành phố để xác định tiến độ triển khai và tìm kiếm đối tác kinh doanh.

At HSBC, we have over 130 years of experience connecting businesses to ASEAN. With award winning trade and treasury solutions and more than 200 locations across ASEAN including Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Vietnam and the Philippines let us connect you.

woman accessing HSBC business banking helpdesk using desktop computer

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp