• Tối ưu doanh số
    • Tìm kiếm cơ hội mới

Giới thiệu chung về Việt Nam

  • Bài viết

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trên 6%/năm trong vòng 05 năm trước khi các công ty nước ngoài bắt đầu tìm đến Việt Nam là điểm mới thay thế Trung Quốc trong lĩnh vựcsản xuất. Ban đầu, việc tìm kiếm nước sản xuất thay thế chủ yếu là do chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.1 Tính theo đồng đô-la thì trong năm 2016, tiền lương ở Trung Quốc cao gấp đôi so với Việt Nam và mức chênh lệch này được dự báo sẽ tăng thêm vào năm 2020 và các năm tiếp theo.

Việt Nam cũng đã và đang theo đuổi một loạt các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và các FTA khác với tư cách là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Tính đến nay, nổi bật nhất trong số các FTA đã được hoàn tất và có hiệu lực là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – đây là FTA với 11 nước thành viên đã được tái khởi động và tái đàm phán sau khi chính quyền Trump rút khỏi hiệp định này. Mới đây Việt Nam cũng đã ký FTA song phương với Liên minh châu Âu dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020,và là một trong 16 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện hu vực (RCEP), bao gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Hiệp định này dự kiến sẽ được ký kết trong vòng 12-18 tháng tới.

Tất cả những điều này sẽ không thực hiện được nếu như môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện ở Việt Nam. Trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh mới nhất của EIU, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện đối với khả năng tiếp cận vốn và các chính sách ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các chỉ số khác.

Việt Nam cũng đã cải thiện thứ hạng của mình trong Bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng về công nghệ của EIU – thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng của 82 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc thích ứng với các thay đổi về công nghệ. Phát triển nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam và để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam đã tăng cường năng lực đổi mới của mình bằng cách tăng ngân sách dành cho hoạt động Nghiên cứu & Phát triển trong tổng GDP và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghiên cứu. Một trong số các biện pháp khác là Việt Nam đã miễn thuế giá trị gia tăng cho máy móc nhập khẩu mà trong nước không thể sản xuất được và phục vụ cho mục đích Nghiên cứu & Phát triển. Chính phủ Việt Nam hiện cũng đã cho phép các công ty dành 10% thu nhập chịu thuế hàng năm cho hoạt động Nghiên cứu & Phát triển.2

Want to learn more? Click and browse by country

At HSBC, we have over 130 years of experience connecting businesses to ASEAN. With award winning trade and treasury solutions and more than 200 locations across ASEAN including Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Vietnam and the Philippines let us connect you.

hsbc contact us

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp